“Dễ bị tổn thương” có thể được hiểu như thế nào?

Sự tổn thương và thích ứng trong khu vực ĐBSCL

Hay nói rằng người ít góp phần làm khí hậu thay đổi thì lại là người chịu tổn thương nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Nhưng cũng cần phải xem xét đúng nghĩa của từ dễ bị tổn thương và làm thể nào để ứng phó với nó?

Tổn thương có thể được hiểu như là việc thiếu khả năng, thiếu năng lực để ứng phó với thiên tai hay phục hồi sau thiên tai, thảm hoạ. Có thể nói, nhiều loại thảm hoạ, thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Thiếu kiến thức, trình độ giáo dục thấp, thu nhập thấp, tiếp cận thị trường yếu kém, sản lượng thấp, cơ sở hạ tầng không phù hợp, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa tốt là những điển hình tạo ra nhiều rào cản cho việc ứng phó với thảm hoạ, thiên tai- một trong số những vấn đề nêu trên đang tồn tại tại ĐBSCL.

Những thập niên vừa qua, Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đã có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là trong công tác giảm tỉ lệ nghèo và giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, những thách thức, rủi ro thật khó đoán trước và nó “không chừa một ai”. Cộng đồng quốc tế đang hướng đến mục tiêu Phát Triển Bền Vững đến năm 2030 và Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra nhiều kế hoạch và chiến lược khác nhau liên quan đến các lĩnh vực như phát triển kinh tế xã hội, BĐKHan ninh lương thực. Để đạt được mục tiêu đề ra, các chính sách cần phải được phổ biến, được thực thi và được ứng dụng một cách rộng rãi và được cộng đồng tiếp cận. Kế hoạch toàn cầu hay kế hoạch của quốc gia cần phải điều chỉnh và thực hiện sao cho phù hợp với từng vùng, phù hợp với nhu cầu địa phương; một phương pháp tiếp cận có thể phù hợp cho nơi này nhưng không phù hợp cho địa phương khác. Liên quan đến các vấn đề nêu trên, tổ chức NMA-V nên có những chương trình can thiệp có liên quan một cách cụ thể. Chiến lược vĩ mô cần được thực hiện tại địa phương thông qua việc phối kết hợp, hợp tác với các bên liên quan.

Khi trao đổi với một vài nông dân tại huyện Tiểu Cần, Trà Vinh và huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang, có hai vấn đề được chia sẻ nổi bật đó là: Giá cả khó đoán và giá thấp; sự thay đổi khí hậu (môi trường) và điều kiện canh tác. Những thay đổi này là do quản lý tài nguyên thiên nhiên chưa chặt chẽ và vấn đề dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi và canh tác mùa màng. Nếu vấn đề nêu trên được giải quyết thì sự dễ bị tổn thương của nông dân sẽ được giải quyết. Điểm chính yếu đang được khuyến khích là hình thành hợp tác xã, tập huấn kỹ thuật và kiến thức cũng như vận dụng các mô hình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sẽ giúp nông dân sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, thân thiện với môi trường và thích ứng bền vững với điều kiện khí hậu. 

 

“Dễ bị tổn thương” có thể được hiểu như thế nào?

Khi trao đổi về BĐKH, chúng tôi thấy nông dân có sự hạn chế về kiến thức, hạn chế hiểu về các nguyên nhân và hậu quả, tác động của BĐKH. Nông dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sẵn có để thích nghi với điều kiện khí hậu thay đổi và đương nhiên họ là những người chịu ảnh hưởng trước tiên. Mặc khác, họ không có đủ kiến thức để ứng phó với sự thay đổi khí hậu trong dài hạn, và chắc chắn họ sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng, khó khăn khi BĐKH xảy ra trong tương lai. Cũng như thế, tình hình này còn gây ra nhiều thách thức cho nông dân- những hộ đầu tư vào những mô hình có thu nhập sau 3, 5 hay 10 năm, phần lớn thu nhập của nông dân phụ thuộc vào từng vụ mùa.  

Ở ĐBSCL, thích ứng không là từ lạ lẵm nhưng nó rất cần thiết. Việc kết nối hợp tác giữa các bên như nông dân, tổ chức, doanh nghiệp và chính quyền địa phương sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển vững mạnh. Sự phối hợp kiến thức giữa địa phương và các nhà khoa học luôn là tiến trình cần thiết. Chính nhờ vào sự phối hợp giữa các bên sẽ là cách tốt nhất để cải thiện thu nhập, nâng cao kiến thức, giảm nghèo và còn mang lại sinh kế nông nghiệp bền vững

Viết bởi Erlend Olafsrud, sinh viên cao học” Nghiên cứu về môi trường” tại Oslo. Thông tin thu được từ các địa bàn dự án do NMAV tài trợ.

Tìm hiểu thêm về các dự án Biến đổi Khí hậu của chúng tôi

Trang web này về Tổ chức Liên Minh NaUy tại Việt Nam. Liên hệ

Tổ chức Liên Minh NaUy làm việc tại nhiều quốc gia.
Đọc thêm về Tổ chức Liên Minh NaUy toàn cầu