Kết quả đạt được năm 2020

Những kết quả hoạt động của tổ chức Liên minh Na Uy năm 2020

Những kết quả đầu ra tốt nhất của các dự án đạt được thể hiện dưới đây:

Mục tiêu A: Nâng cao kiến thức và năng lực:

Triển khai thành công chương trình tập huấn về giới và hòa nhập tại 21 trường tiểu học thuộc các địa bàn dự án, đạt 120% so với kế hoạch đề ra. Chương trình được Phòng Giáo dục & Đào tạo cấp huyện chính thức ủng hộ lồng ghép vào các tiết học. Đáng chú ý nhất, có khoảng 2300 học sinh đã nắm được kiến thức về giới và hòa nhập, tăng lần lượt từ 45% và 8% lên 84% và 73%. 99% số học sinh cho biết hành vi tốt nhất khi gặp một bạn học sinh khuyết tật là trò chuyện và hỗ trợ bạn ấy.

Kết quả đạt được năm 2020

 

 

Tác động lớn từ chương trình tập huấn cho phụ nữ. Chương trình tập huấn được nhân rộng trong hầu hết mạng lưới Hội phụ nữ tỉnh Trà Vinh (tổng số 7/9 huyện và thành phố). Trong năm vừa qua, các hội viên đã được truyền cảm hứng thông qua dự án, thành lập thêm 162 Câu lạc bộ “Phụ nữ bảo vệ môi trường” nhằm nói không với túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần. Mô hình thậm chí có thể mở rộng ra cấp quốc gia vì nó hoàn toàn phù hợp với chương trình quốc gia về nâng cao vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường.

Mục tiêu B: Thu nhập bền vững

Dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và xâm nhập mặn, MOM đã cố gắng hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2020 cả về chất lượng danh mục đầu tư (PAR: 0,08%) và tăng trưởng khách hàng (tăng trưởng dương 1% sau hai năm tăng trưởng âm) với lợi nhuận ròng đạt khoảng 1 triệu USD. Nguyên nhân là do MOM đã nhanh chóng thể chế hóa các thủ tục mới khi làm việc với khách hàng trong các tình huống khác nhau để chống lại sự lây nhiễm do dịch bùng phát.

Khóa đào tạo Khởi sự kinh doanh (SYB) đã đạt được mức độ khởi nghiệp khá cao. 72% phụ nữ sau đào tạo đã bắt đầu kinh doanh, trong đó 89% có thu nhập và 67% làm ăn có lãi. Sự kết hợp giữa tài chính vi mô và khởi sự kinh doanh đã được cải thiện. Ban quản lý của quỹ MOM đã ra quyết định: với những phụ nữ đã qua đào tạo có kế hoạch kinh doanh tốt có thể tiếp cận các khoản vay lên đến 50.000.000 đồng để bắt đầu việc kinh doanh của mình. Trong tương lai, kinh nghiệm từ khóa đào tạo phụ nữ khởi sự kinh doanh thực tế này có thể được chia sẻ cho toàn bộ các chị trong mạng lưới Hội phụ nữ trong khuôn khổ Đề án Quốc gia “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”[1]

Một thành công khác là dự án đã vận động để thành lập một cơ chế, qua đó MOM sẽ hỗ trợ chi phí đào tạo quản lý kinh doanh cơ bản trong ít nhất 10 năm tới.[2]

Mục Tiêu C: Khuyết tật & Hòa nhập

Hội người Khuyết tật Cần Thơ và thành viên của hội đã thu được những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực về khuyết tật, quyền và khả năng của người khuyết tật (tăng về vốn vật chất và vốn xã hội). Người khuyết tật có sự tự tin để ra ngoài, tham gia vào các hoạt động xã hội và sau này tuyên truyền cho những nhóm các bạn cùng cảnh ngộ, các cán bộ địa phương để thay đổi thái độ về quyền và khả năng của người khuyết tật. 81% của 425 thành viên các Tổ chức của Người khuyết tật biết và thông tin cho những người khác về quyền của người khuyết tật. Hoạt động tư vấn đồng đẳng tại nhà của những người khuyết tật nặng đã khiến chính quyền địa phương quan tâm hơn và tăng cường trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực này. Điều này thúc đẩy người khuyết tật có thể nói ra được nhu cầu của mình và nguyện vọng của họ cũng được lắng nghe.

Hội người Khuyết tật Cần Thơ giữ vai trò quan trọng trong các Tổ chức của Người khuyết tật (DPO) ở miền Nam Việt Nam và được thành viên của các DPO cũng như chính quyền địa phương đánh giá cao về những đóng góp trong việc thay đổi thái độ của công chúng và chính quyền, và tác động tới các nhà hoạch định chính sách tại địa phương. Các DPO là những bên liên quan có vai trò rất quan trọng tham gia vào việc phát triển và rà soát các chính sách cấp tỉnh liên quan tới người khuyết tật ở Cần Thơ. Các DPO cung cấp các dịch vụ khác nhau cho người khuyết tật như tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý… Họ cũng làm việc trực tiếp với cán bộ nhà nước về giấy xác nhận khuyết tật, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận được với nguồn vốn vay của chính phủ, cung cấp các khoản vay, đào tạo nghề/tạo việc làm và khởi nghiệp và vận động viện trợ tại địa phương.

10 trong tổng số 14 người khuyết tật được đào tạo thông qua chương trình đào tạo nghề đã có công việc ổn định và có cuộc sống tốt hơn. Tất cả đều có thu nhập ở mức cơ bản trở lên; 4 người có mức lương cao hơn so với mức lương cơ bản khu vực và được hưởng nhiều quyền lợi từ công ty họ đang làm việc. 6 người có tiền tiết kiệm hàng tháng để phát triển trong tương lai.

 

[1] Quyết định số 939/QĐ-TTG ngày 30 tháng 06 năm 2017 về việc Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”

[2] Phụ thuộc vào sự phê duyệt của UBND.

 
 
 
 
 
 

Trang web này về Tổ chức Liên Minh NaUy tại Việt Nam. Liên hệ

Tổ chức Liên Minh NaUy làm việc tại nhiều quốc gia.
Đọc thêm về Tổ chức Liên Minh NaUy toàn cầu