Lượng giá độc lập chương trình hòa nhập: Người khuyết tật được trao quyền và chính quyền địa phương thay đổi hành động của mình.
Tóm tắt báo cáo lượng giá cuối kỳ dự án “Hòa nhập xã hội của người khuyết tật tại Tp. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang”

Bối cảnh

Hoạt động lượng giá nhằm mục đích đánh giá tác động của dự án Hòa nhập xã hội của người khuyết tật tại Tp. Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 và Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật giai đoạn 2018 – 2020 tại Tp. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang do tổ chức NMAV tài trợ.

Những đối tác chính của dự án là: Hội người khuyết tật Tp. Cần Thơ (HNKT), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tp. Cần Thơ (Sở LĐTB&XH) và Sở Giáo dục & Đào tạo (Sở GD&ĐT) Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang

Sau đây là những phát hiện chính và những khuyến nghị trong báo cáo:

Dự án thành công trong trong việc nâng cao vị thế người khuyết tật. Những can thiệp trong dự án đem đến nhiều thay đổi tích cực cho người khuyết tật, nâng cao nhận thức về khả năng, về quyền của người khuyết tật và xây dựng năng lực cho người khuyết tật để họ tự quản lý và tổ chức bản thân, và thông qua những mô hình sinh kế để nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của người khuyết tật. Có 51 lớp tập huấn cùng nhiều buổi tham vấn đồng cảnh và các sự kiện truyền thông được tổ chức với 1,345 người khuyết tật tham gia.

Nhận thức của chính quyền địa phương và cộng đồng: Báo cáo lượng giá chỉ ra rằng chính quyền địa phương có nhiều hành động thay đổi và bắt đầu hỗ trợ người khuyết tật qua những việc đồng ý cho mượn phòng họp của cơ quan để các CLB họp nhóm, sử dụng miễn phí các gian hàng trong các sự kiện/hội chợ để giới thiệu các sản phẩm của người khuyết tật, hoặc cấp giấy phép lái xe máy cho người khiếm thính. Phó chủ tịch UBND quận Ninh Kiều cho biết: “Đóng góp quan trọng nhất của dự án là làm chúng tôi đã thay đổi cách nhìn và tinh thần trách nhiệm. Tôi nhận ra rằng chúng tôi đã làm việc của mình chưa thật tốt”

Đào tạo nghề và tập huấn quản lý kinh doanh, hỗ trợ sinh kế thông qua các nguồn vốn xoay vòng đem lại nhiều tác động đến chất lượng cuộc sống. Dự án đã tổ chức ba khóa đào tạo nghề thiết kế đồ họa, một khóa may, và một số khóa lập kế hoạch và quản lý kinh doanh. Một người hưởng lợi đã chia sẻ: “Cách đây một năm, tôi mở một cửa hàng nhỏ, sau khóa học, tôi biết cách phòng tránh rủi ro và có chiến lược dự trữ hàng tồn kho. Khi có đại dịch covid, tôi chuyển sang bán hàng trên mạng. Đến nay doanh thu đã tăng 10%

Lượng giá độc lập chương trình hòa nhập: Người khuyết tật được trao quyền và chính quyền địa phương thay đổi hành động của mình.

Anh L.H.P là một người hưởng lợi từ dự án đã kể câu chuyện của mình: “Tôi là người khuyết tật liệt 2 chi dưới. Cha mẹ tôi ly dị từ khi tôi còn rất nhỏ. Nên tôi sống với ông bà. Năm 2016, tôi tham gia Hội người khuyết tật Cần Thơ và đã tham dự những hoạt động nâng cao nhận thức do Hội tổ chức. Năm 2017, dự án “Hòa nhập xã hội của người khuyết tật tại TP. Cần Thơ” do tổ chức NMAV tài trợ đã hỗ trợ dạy nghề thiết kế đồ họa miễn phí cho NKT. Tôi đã được chọn tham gia cùng với 5 bạn nữa. Chúng tôi học lý thuyết và thực hành tại công ty TKĐH DC trong 8 tháng. Đây là khóa học gồm 480 giờ bao gồm các môn: kỹ năng tin học cơ bản (world, excel, power point), illustrator, photoshop, Corel draw, bố cục, màu sắc, tâm lý khách hàng, quảng cáo ngoài trời (banner, bảng hiệu…). Sau khi tốt nghiệp, tôi vào làm nhân viên thiết kế đồ họa cho công ty thiết kế thi công Thuận Phát ADV. Tôi được trả mức lương khá cạnh tranh, được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và được thưởng hàng năm. Công ty đã sửa lại lối đi để tôi có thể sử dụng xe lăn di chuyển thuận tiện khi làm việc. Mỗi tháng, tôi có thể tiết kiệm ít nhất 1tr đồng để dành cho những dự định tương lai. Dự án trao cho tôi cơ hội để có một nghề nghiệp tốt mang lại thu nhập ổn định. Làm việc trong một công ty chuyên nghiệp, tôi có cơ hội được gặp gỡ nhiều người như các khách hàng, nhà cung cấp và những đồng nghiệp; và các kỹ năng cá nhân của tôi cũng được cải thiện từng ngày. Tôi cũng được công ty đề cử cho đi học khóa nâng cao 3D trong vòng 3 tháng để thăng tiến trong nghề nghiệp. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tự tin về bản thân mình. Tôi không còn thấy khuyết tật là rào cản cho việc phát triển nghề nghiệp của mình.”

Dự án thành công trong hoạt động nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập: Dự án đã tổ chức 30 khóa tập huấn cho 953 lượt giáo viên, lãnh đạo nhà trường về các chủ đề như các phương pháp giảng dạy cho trẻ khuyết tật, cách lập kế hoạch giáo dục cá nhân, bình đẳng và hòa nhập, và  v.v. Theo một đại diện lãnh đạo của Sở GD&ĐT: “Dự án đã thành công trong việc thay đổi nhận thức và hành vi của giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường và bản thân tôi về giáo dục hòa nhập. Cách đây vài năm, một số cán bộ quản lý nhà trường có gọi điện thoại cho tôi để từ chối nhận dạy trẻ khuyết tật, nhưng hai năm trở lại đây, tôi không nhận được những cuộc gọi như vậy nữa”.

Cô L.H.N.K, giáo viên của trường dạy trẻ khuyết tật đã chia sẻ: “Tháng 6/2018, tôi tham dự khóa tập huấn đầu tiên chủ đề về “Bình đẳng và Hòa nhập.” Sau đó, tôi cũng tham dự nhiều khóa tập huấn và hội thảo nữa. Tôi và các đồng nghiệp đã học được nhiều kiến thức và kỹ năng hữu ích trong dạy trẻ khuyết tật, ví dụ như lập kế hoạch giáo dục cá nhân, đánh giá sự phát triển của trẻ rối loại phổ tự kỷ bằng công cụ PEP 3, kỹ năng dạy can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, v.v…Tôi có cơ hội để củng cố các kiến thức về cách can thiệp và giáo dục trẻ khiếm thính cũng như có kiến thức sâu hơn về các dạng khuyết tật như khuyết tật trí tuệ hay tự kỷ. Tôi biết cách sử dụng các công cụ để đánh giá trẻ khuyết tật, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ có các nhu cầu đặc biệt, tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho những phụ huynh có con khuyết tật, chia sẻ những kiến thức mới với các đồng nghiệp. Trước đây, tôi chỉ dạy can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính; bây giờ, tôi và đồng nghiệp đang áp dụng chương trình can thiệp sớm cho 4 trẻ có các dạng tật khác nhau trong đó có 2 em tự kỷ, một em khuyết tật trí tuệ và một em đa tật.”

Lượng giá độc lập chương trình hòa nhập: Người khuyết tật được trao quyền và chính quyền địa phương thay đổi hành động của mình.

Cô N. H. N – giáo viên tiểu học chia sẻ: “Thay đổi quan trọng nhất của tôi là nhận thức về giáo dục hòa nhập. Trước khi tham gia vào dự án, tôi đã dạy nhiều học sinh khuyết tật nhưng chỉ dạy theo bản năng của một giáo viên vì không có sách hướng dẫn dạy trẻ khuyết tật, sự tiến bộ của học sinh không nhiều. Khi tham gia dự án, bên cạnh giảng dạy trực tiếp cho học sinh khuyết tật, tôi còn tư vấn cho các giáo viên của những học sinh khuyết tật tôi đã dạy bây giờ đã chuyển tiếp học ở các lớp trên. Tôi nhận thấy có sự thay đổi tích cực từ trẻ cũng như gia đình các em”

Bên cạnh những thay đổi tích cực từ hỗ trợ của dự án, vẫn còn một số khó khăn.

Người khuyết tật và người chăm sóc còn thiếu sự hiểu biết về quyền của NKT và đôi khi còn củng cố những niềm tiêu cực về khả năng và tính tự lập của người khuyết tật. Cơ sở hạ tầng tại một vài trụ sở UBND phường, xã người khuyết tật vẫn chưa đi vào được.

Những giáo viên không tham dự các khóa tập huấn do dự án tổ chức đã hiểu sai về giáo dục hòa nhập và cho rằng việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ kt “phải tốn thời gian và thêm việc giấy tờ”. Cán bộ quản lý chưa chủ động và hạn chế tham gia các tập huấn trong dự án đã khiến họ hiểu chưa đúng về giáo dục hòa nhập, kết quả là hạn chế việc hướng dẫn giáo dục hòa nhập cho các giáo viên khác.

Việc chuyển đổi từ Trường Chuyên biệt sang Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập gặp nhiều khó khăn, vì phụ thuộc vào những quyết định của các cấp chính quyền địa phương và khả năng tự chủ tài chính của Trường Chuyên biệt. Tuy nhiên, thông qua dự án, Trường chuyên biệt đã thành công khi bắt đầu thực hiện một số hợp phần giáo dục hòa nhập và tiếp tục quá trình chuyển đổi.    

Khuyến nghị chính:

  • Dự án nên tiếp tục nâng cao năng lực cho Hội người khuyết tật Tp. Cần Thơ để hội trở thành hội dẫn đầu và hỗ trợ các hoạt động hòa nhập xã hội cho người khuyết tật ở vùng ĐBSCL.
  • Dự án nên tiếp tục thực hiện các can thiệp về hòa nhập xã hội như những buổi tham vấn đồng cảnh cho người khuyết tật, và các mô hình sinh kế.
  • Dự án nên cải thiện hệ thống M&E thông qua việc đánh giá các tác động của hoạt động tập huấn sau 3 hoặc 6 tháng để theo dõi những thay đổi hành vi của nhóm đối tượng can thiệp.
  • Dự án nên tiếp tục tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý và các giáo viên.
  • Dự án nên tiếp tục nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của phụ huynh của trẻ khuyết tật trong các hoạt động giáo dục hòa nhập
  • Dự án cần tăng cường quan hệ hợp tác với Sở Lao động – Thương bình và Xã hội (Sở LĐTB&XH) và Sở Giáo dục & Đào tạo (Sở GD&ĐT) Tp. Cần Thơ để những đơn vị này sẽ chủ động hỗ trợ dự án hơn.

 

Xem thêm về HÒA NHẬP VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

 
 
 
 

Trang web này về Tổ chức Liên Minh NaUy tại Việt Nam. Liên hệ

Tổ chức Liên Minh NaUy làm việc tại nhiều quốc gia.
Đọc thêm về Tổ chức Liên Minh NaUy toàn cầu