Tài chánh vi mô và tạo việc làm

Chúng tôi giúp tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp

TÀI CHÁNH VI MÔ VÀ TẠO VIỆC LÀM

Tài chánh vi mô và tạo việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động tài chính vi mô của quỹ MOM tại Việt Nam được Hội LHPN tỉnh Tiền Giang khởi xướng thông qua sự hợp tác với tổ chức Liên Minh Na-Uy từ năm 2002. Quỹ MOM đang hoạt động trên toàn tỉnh Tiền Giang. Hiện tại, dự án đang tổ chức các khóa đào tạo trong 40 giờ dành cho những phụ nữ có mong muốn phát triển công việc kinh doanh  

Giai đoạn dự án 2018-2022

Đối tác chính

  • Hội LHPN tỉnh Tiền Giang
  • Tổ chức tài chính vi mô Mê-kong (MOM)
Kết quả chính
  • Đến năm 2022, có 58.000 hộ gia đình có thu nhập ổn định tăng cường khả năng phòng ngừa và ứng phó với BĐKH
  • Đến năm 2022, có 27.000 hộ gia đình có thu nhập ổn định, dẫn đến tác động tích cực về phúc lợi cho cả phụ nữ và đàn ông
Chỉ số đo lường tác động dự án
  • Số phụ nữ xsau khi được tập huấn về sản xuất/kinh doanh thông minh với BĐKH có lợi nhuận từ việc SX/KD sau 6 – 12 tháng
  • Số hộ gia đình có thu nhập ổn định sau 1 năm
  • Số lượng người vay vốn biết đầu tư vào SX/KD thích nghi với BĐKH
  • Số lượng người dân được tăng cường phúc lợi (điểm PPI)
  • Số lượng đàn ông sau tập huấn báo cáo họ gắn kết phụ nữ tham gia ra quyết định

Tài chính vi mô

Tầm nhìn của Quỹ MOM là nhằm mục đích cải thiện điều kiện sống cho người nghèo, người bị bỏ quên/yếu thế, đặc biệt là phụ nữ nghèo thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thông qua trợ vốn và cung cấp dịch vụ tài chính để hỗ trợ họ thoát nghèo và cải thiện cuộc sống cho chính bản thân và gia đình họ.

Quỹ MOM tập trung hoạt động phục vụ người nghèo thuộc khu vực ĐBSCL, đặc biệt là phụ nữ nghèo, thông qua trợ vốn và các dịch vụ tài chính để hỗ trợ họ thoát nghèo. Quỹ MOM có 6 chi nhánh đang làm việc trong vùng ĐBSCL. Từ khi bắt đầu, quỹ đã tạo nên nhiều sự tiến bộ và đã thực hiện quy trình xin cấp phép của NHNNVN để trở thành tổ chức tài chính vi mô chính thức. Trong quá trình chuyển tiếp, MOM được cấp phép là một quỹ xã hội để hoạt động linh hoạt hơn trong giai đoạn chuyển đổi từ một dự án tài chính vi mô sang tổ chức tài chính vi mô được cấp phép

Tài chánh vi mô và tạo việc làm

Mô hình kinh doanh của quỹ MOM là sự kết hợp điển hình và chặt chẽ giữa MOM và Hội LHPN. Ngoài hơn 40 cán bộ tín dụng, quỹ còn có sự tham gia của hơn một nghìn cán bộ hội phụ nữ trong tìm kiếm và quản lý khách hàng. Điều này khiến cho công việc của cán bộ tín dụng quỹ khác hơn so với các tổ chức tài chính vi mô trong nước. Cán bộ tín dụng quỹ nhận được sự hỗ trợ tích cực của cán bộ hội phụ nữ trong việc thực hiện một số chức năng của tổ chức tài chính vi mô như: tìm kiếm và tập hợp khách hàng, tổ chức họp nhóm và theo dõi khách hàng, thu lãi suất và vốn vay từ khách hàng

Tạo cơ hội việc làm

Chương trình tập huấn khách hàng rất cần thiết trong hoạt động tài chính vi mô. Ngoài những buổi tập huấn ngắn gọn cho khách hàng quỹ MOM, chúng tôi đưa vào dự án những khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng quản lý kinh doanh, với chương trình do tổ chức IECD (một tổ chức PCP Pháp) xây dựng. Chúng tôi phối kết hợp với Hội LHPN tỉnh TG cung cấp những khóa đào tạo này cho đối tượng là những phụ nữ có tiềm lực quản lý và mở rộng kinh doanh.

Có 2 chủ đề đào tạo, chủ đề “Quản lý kinh doanh cơ bản” dành cho những chị em đang làm kinh doanh, chủ đề “Ý tưởng kinh doanh” dành cho những chị em đang có dự định khởi nghiệp. Chị em nào muốn tham gia các khóa đạo tạo trên, vui lòng liên hệ với Hội LHPN tỉnh để biết thêm thông tin.

TÀI CHÁNH VI MÔ VÀ TẠO VIỆC LÀM

Tài chánh vi mô và tạo việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động tài chính vi mô của quỹ MOM tại Việt Nam được Hội LHPN tỉnh Tiền Giang khởi xướng thông qua sự hợp tác với tổ chức Liên Minh Na-Uy từ năm 2002. Quỹ MOM đang hoạt động trên toàn tỉnh Tiền Giang. Hiện tại, dự án đang tổ chức các khóa đào tạo trong 40 giờ dành cho những phụ nữ có mong muốn phát triển công việc kinh doanh  

Giai đoạn dự án 2018-2022

Đối tác chính

  • Hội LHPN tỉnh Tiền Giang
  • Tổ chức tài chính vi mô Mê-kong (MOM)
Kết quả chính
  • Đến năm 2022, có 58.000 hộ gia đình có thu nhập ổn định tăng cường khả năng phòng ngừa và ứng phó với BĐKH
  • Đến năm 2022, có 27.000 hộ gia đình có thu nhập ổn định, dẫn đến tác động tích cực về phúc lợi cho cả phụ nữ và đàn ông
Chỉ số đo lường tác động dự án
  • Số phụ nữ xsau khi được tập huấn về sản xuất/kinh doanh thông minh với BĐKH có lợi nhuận từ việc SX/KD sau 6 – 12 tháng
  • Số hộ gia đình có thu nhập ổn định sau 1 năm
  • Số lượng người vay vốn biết đầu tư vào SX/KD thích nghi với BĐKH
  • Số lượng người dân được tăng cường phúc lợi (điểm PPI)
  • Số lượng đàn ông sau tập huấn báo cáo họ gắn kết phụ nữ tham gia ra quyết định

Tài chính vi mô

Tầm nhìn của Quỹ MOM là nhằm mục đích cải thiện điều kiện sống cho người nghèo, người bị bỏ quên/yếu thế, đặc biệt là phụ nữ nghèo thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thông qua trợ vốn và cung cấp dịch vụ tài chính để hỗ trợ họ thoát nghèo và cải thiện cuộc sống cho chính bản thân và gia đình họ.

Quỹ MOM tập trung hoạt động phục vụ người nghèo thuộc khu vực ĐBSCL, đặc biệt là phụ nữ nghèo, thông qua trợ vốn và các dịch vụ tài chính để hỗ trợ họ thoát nghèo. Quỹ MOM có 6 chi nhánh đang làm việc trong vùng ĐBSCL. Từ khi bắt đầu, quỹ đã tạo nên nhiều sự tiến bộ và đã thực hiện quy trình xin cấp phép của NHNNVN để trở thành tổ chức tài chính vi mô chính thức. Trong quá trình chuyển tiếp, MOM được cấp phép là một quỹ xã hội để hoạt động linh hoạt hơn trong giai đoạn chuyển đổi từ một dự án tài chính vi mô sang tổ chức tài chính vi mô được cấp phép

Tài chánh vi mô và tạo việc làm

Mô hình kinh doanh của quỹ MOM là sự kết hợp điển hình và chặt chẽ giữa MOM và Hội LHPN. Ngoài hơn 40 cán bộ tín dụng, quỹ còn có sự tham gia của hơn một nghìn cán bộ hội phụ nữ trong tìm kiếm và quản lý khách hàng. Điều này khiến cho công việc của cán bộ tín dụng quỹ khác hơn so với các tổ chức tài chính vi mô trong nước. Cán bộ tín dụng quỹ nhận được sự hỗ trợ tích cực của cán bộ hội phụ nữ trong việc thực hiện một số chức năng của tổ chức tài chính vi mô như: tìm kiếm và tập hợp khách hàng, tổ chức họp nhóm và theo dõi khách hàng, thu lãi suất và vốn vay từ khách hàng

Tạo cơ hội việc làm

Chương trình tập huấn khách hàng rất cần thiết trong hoạt động tài chính vi mô. Ngoài những buổi tập huấn ngắn gọn cho khách hàng quỹ MOM, chúng tôi đưa vào dự án những khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng quản lý kinh doanh, với chương trình do tổ chức IECD (một tổ chức PCP Pháp) xây dựng. Chúng tôi phối kết hợp với Hội LHPN tỉnh TG cung cấp những khóa đào tạo này cho đối tượng là những phụ nữ có tiềm lực quản lý và mở rộng kinh doanh.

Có 2 chủ đề đào tạo, chủ đề “Quản lý kinh doanh cơ bản” dành cho những chị em đang làm kinh doanh, chủ đề “Ý tưởng kinh doanh” dành cho những chị em đang có dự định khởi nghiệp. Chị em nào muốn tham gia các khóa đạo tạo trên, vui lòng liên hệ với Hội LHPN tỉnh để biết thêm thông tin.

Nam
Nam
Phạm Đỗ Nam (Cán bộ quản lý hợp phần Giáo dục)
Les mer
Nam
Nam
Pham Do Nam (Project leader Education)
Les mer
Trịnh Hồng Lan Anh
Trịnh Hồng Lan Anh
Cán bộ quản lý hợp phần
Les mer
Lan Anh
Lan Anh
Trinh Hong Lan Anh (Project Leader - Climate Change and Climate Smart Livelihood models)
Les mer
Nguyễn Thu Hằng
Nguyễn Thu Hằng
Cán bộ quản lý hợp phần
Les mer

Trang web này về Tổ chức Liên Minh NaUy tại Việt Nam. Liên hệ

Tổ chức Liên Minh NaUy làm việc tại nhiều quốc gia.
Đọc thêm về Tổ chức Liên Minh NaUy toàn cầu