Dự án: - Hòa nhập xã hội của Người khuyết tật tại Tp. Cần Thơ
|
|
Thời gian dự án: |
2021 – 2025 (Cần Thơ) 2019-2022 (Hậu Giang) |
Các đối tác chính |
|
Kết quả chính: |
Người khuyết tật (NKT) tự tin tham gia các hoạt động xã hội và có việc làm Trẻ khuyết tật được can thiệp sớm, học hòa nhập, và chuyển tiếp lên các cấp học tiếp theo. |
Đầu ra: |
|
Các chỉ số đo lường kết quả: |
|
Những rào cản hạn chế việc hòa nhập xã hội của người khuyết tật:
- Chính bản thân NKT, cha mẹ có con khuyết tật, và cộng đồng thiếu kiến thức về quyền và khả năng của NKT. Bản thân NKT cảm thấy tự ti. Các thành viên trong gia đình không tin và có những đánh giá sai về khả năng của NKT, chẳng hạn như họ không cho NKT ra khỏi nhà.
2) Giáo dục và các dịch vụ công chưa có sẵn và cũng chưa tiếp cận đối với NKT. Người khuyết tật khó tiếp cận các cơ sở hạ tầng như nhà vệ sinh trong bệnh viện hoặc trạm xe buýt, hoặc trường học. Người khiếm thính gặp khó khăn trong giao tiếp với người xung quanh.
3) Chưa có trung tâm giáo dục nào chịu trách nhiệm điều phối các dịch vụ can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trên địa bàn tỉnh. Giáo viên ở trường phổ thông còn hạn chế kỹ năng dạy và làm việc với TKT trong môi tường hòa nhập. Thiếu tài liệu dạy học và các nguồn lực được đào tạo liên quan đến dạy các dạng khuyết tật…
4) Thiếu sự hỗ trợ từ cộng đồng và phụ huynh do họ cũng thiếu kiến thức về khuyết tật. Nhân viên y tế chưa thể cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật cho trẻ khuyết tật, đặc biệt trẻ chậm phát triển hoặc thần kinh tâm thần. Phụ huynh không chấp nhận con mình có khiếm khuyết.
5) Vẫn còn có sự phân biệt đối xử từ cộng đồng. Phân biệt đối xử với người khuyết tật là rào cản lớn gây trở ngại việc tham gia các hoạt động xã hội của họ. Cha mẹ có con không khuyết tật không đồng ý cho con họ học cùng lớp với trẻ khuyết tật chẳng hạn.
Những can thiệp của dự án:
- Dự án làm việc chặt chẽ với Sở GD&ĐT cũng như Sở LĐTB&XH thực hiện mô hình giáo dục hòa nhập và hòa nhập xã hội của NKT.
- Nhận thức của chính quyền địa phương, các bên liên quan, gia đình trẻ khuyết tật, và bản thân người khuyết tật về quyền, nhu cầu và khả năng của NKT thay đổi thông qua việc tham gia vào các hoạt động của dự án như sự kiện, các hoạt động truyền thông do Hội NKT tổ chức.
- Hội NKT Tp. Cần Thơ phối kết hợp với các doanh nghiệp địa phương thực hiện các hoạt động dự án; và tìm kiếm các cơ hội học nghề và việc làm cho hội viên.
- Dự án sẽ trao quyền cho các nhân sự cốt cán của trung tâm nguồn, các trường phổ thông, Hội NKT, CLB và cộng đồng địa phương bằng các chương trình hỗ trợ trực tiếp nhóm đối tượng hưởng lợi thông qua các hoạt động tập huấn, học tập và chia sẻ kinh nghiệm.
- Dự án hỗ trợ phát triển các phòng can thiệp sớm cũng như cung cấp các dụng cụ cần thiết để đảm bảo trẻ khuyết tật tiếp cận được; nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên, cán bộ cộng đồng, lãnh đạo nòng cốt của tổ chức hội người khuyết tật qua các chương trình tập huấn, các hoạt động học tập và chia sẻ kinh nghiệm.
Đọc thêm về công việc của chúng tôi qua những bài viết sau: